Cách đánh cờ tướng hay nhất

  -  

Cờ tướng từ lâu đã trở thành một trò chơi không thể thiếu với nhiều người. Không chỉ ở Việt Nam mà những chiến thuật chơi cờ tướng từ lâu đã được tìm hiểu. Môn thể thao này không khó chơi, nhưng để chơi cũng không hề dễ dàng gì.

Bạn đang xem: Cách đánh cờ tướng hay nhất

Chơi cờ tướng được chia làm ba giai đoạn đó là Khai cuộc - Trung cuộc - Tàn cuộc. Mỗi người sẽ có từng quan điểm cũng như nhận xét riêng về từng giai đoạn này. Những chiến thuật chơi cờ tướng của mỗi người sẽ có từng cách khác nhau. Những chiến thuật dưới đây sẽ là một trong những cách chơi phổ biến nhất.

1. Phản công Mã

Phản công Mã cực kì nổi tiếng

Phản công Mã hay còn được gọi là Phản cung Mã, Giáp pháo bình phong,... là một thế trận phòng thủ cực kỳ nổi tiếng trong bộ môn cờ Tướng. Bởi cũng như Pháo đầu, đây là cách thủ phổ biến chuyên dành cho bên đi sau. Trong thế này, hai Mã sẽ lên giữ chính diện và để một quân Pháo nằm ở giữa hai quân Mã này.

Đây là thế trận thông dụng nhất vì nó tỏ ra khá linh hoạt, đôi công và tranh tiên khá quyết liệt. Phản cung Mã vừa có thể dễ dàng chuyển đổi thế trận, các quân đều có sự ràng buộc, quân này bảo vệ cho quân kia. Cũng như vừa có thể phòng ngự chặt, phản công nhanh, cực kỳ thuận lợi cho việc phục kích. cũng như du kích chiến, bẫy, hay bắt chết các quân khác của đối phương, tạo sự bất ngờ và khiến đối thủ không kịp trở tay.



2. Bình phong Mã

Một thế cờ cũng tương tự như Phản Cung Mã, nhưng Bình phong Mã lại tạo ra một thế trận cân bằng và cực kỳ ổn định. Thậm chí, trong các cuộc thi đấu Quốc tế về Cờ Tướng, người ta đã thống kê được rằng, đây là thế trận được sử dụng nhiều nhất, và cũng là thế phá "Pháo đầu" vô cùng hữu hiệu với người đi hậu.

Xem thêm: Cách Chịch Gái Trong Gta Vice City, Cách Gọi Gái Trong Gta Vice City

Với Bình phong Mã, hai Mã sẽ được tấn lên nắm giữ tốt trung tâm, hai Pháo bên cạnh sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ Mã, tạo ra thế giằng vô cùng chắc chắn. Cộng thêm với đó là việc quân Xe có thể tách ra một nước hoặc tấn lên chân Tượng để bảo vệ Pháo. Bình phong Mã là thế trận mà người chơi mới nên học tập và sử dụng.

3. Thuận Pháo

Thuận Pháo được cả hai bên sử dụng

Thuận Pháo, hay Pháo thuận - có nghĩa là cả hai người chơi cùng nhắm vào Pháo đầu. Và quân Pháo được cả hai sử dụng đều ở cùng với một bên bàn cờ. Với Cờ Tướng cổ Trung Hoa, thuận Pháo sẽ còn được gọi là "thuận thủ Pháo". Với cách đánh này, nếu bên nào nóng vội ăn ngay quân Tốt ở trung tâm của đối phương thì sẽ phạm phải cấm kỵ trong Cờ Tướng. Đó chính là tấn công khi chưa triển khai đầy đủ lực lượng, lúc này, bên bị ăn có thể chấp nhận hy sinh con Tốt đầu để tấn Mã đuổi Pháo, vừa tạo ra cơ hội phản tiên, lại có cơ hội xuất quân hợp lý.

4. Nghịch Pháo

Cũng là những nước Pháo đầu, nhưng nghịch Pháo là cách mà hai người chơi dùng quân Pháo ở hai bên khác nhau nằm trên bàn cờ. Tuy về hình thức thì cách đánh này khá giống với thuận Pháo, nhưng trên thực tế lại không như vậy. Nghịch Pháo không ổn định, mà thường là cách Khai cuộc sẽ tạo ra nhiều thế đối công gay gắt, đánh đổi. Nó sẽ tạo ăn thua ngay từ đầu và về Tàn cuộc thì chỉ có thắng hoặc thua, hiếm khi nào có Hòa cờ.

Xem thêm: Không Cần 1 Viên Thuốc Nào, Đây Là Cách Trị Đẹn Trăng Ở Trẻ Em

5. Bản đồ nghịch Pháo

Có thể coi đây là một biến tấu nhỏ của cách đánh Pháo đầu. Khi bên hậu không dùng nghịch Pháo hay thuận Pháo để chống lại Pháo đầu mà phong Mã lên giữ. Sau đó đẩy Pháo qua sông, đe dọa quân Xe của bên đối phương. Và cuối cùng mới là dùng thuận Pháo hay nghich Pháo đầu để tìm ra thế phản công. Trong thực chiến, "bán đồ nghịch Pháo" có vẻ chậm, thong dong hơn. Nhưng cũng vẫn là những thế trận đôi công, đòi hỏi người chơi cần có sự tính toán kỹ càng và chính xác để không phải hy sinh vô ích.