Cách đòi nợ hiệu quả nhất
Khi đi đòi nợ đòi tiền, ai cũng không mong muốn?
– Con nợ có tiền nhưng chây ỳ, khất hẹn.
Bạn đang xem: Cách đòi nợ hiệu quả nhất
– Làm mất lòng bạn bè, người thân, khách hàng khi đòi nợ.
– Con nợ không liên lạc được, rời khỏi cơ quan, địa phương sinh sống.
– Stress vì không đòi được khoản tiền mình đã cho vay.
Đôi khi cho mượn tiền thì dễ nhưng đến lúc đòi tiền lại khó như lên trời. Gặp phải những con nợ “bố đời” khiến bạn phải mệt mỏi, lực bất tòng tâm. Vậy nên đòi nợ cũng cần phải có bí quyết, thủ thuật riêng mới mong con nợ “nhả tiền” trả cho bạn. Nếu không, họ sẽ vui sướng đánh bài chuồng hoặc phớt lờ không trả mà bạn chẳng thể làm gì được. Lúc này, bạn vừa bị mất tiền vừa cộng thêm cục tức không biết phải giải tỏa thế nào mới hết.
Sau đây là toàn bộ cách đòi nợ nhanh chóng nhất mà Phúc Tâm đã thử nghiệm trong suốt nhiều năm qua trong lĩnh vực thu hồi công nợ khó đòi. Có những cách đòi nợ lịch sự khéo léo mà không làm mất lòng bạn bè, người thân, khách hàng. Còn đối với những đối tượng trốn nợ có chủ ý lừa đảo tiền của bạn chúng tôi sẽ tiết lộ những phương pháp đòi nợ khó đòi hiệu quả nhất dưới bài viết sau.
I. Cách đòi nợ khéo léo mà không mất lòng
Trường hợp này là với bạn bè, người thân, khách hàng lâu năm,… Có thể vì lý do gì đó họ quên khoản nợ của chúng ta,.. hoặc có thể đến ngày hẹn trả nợ họ lại chưa có tiền. Sau đây là 1 số tuyệt chiêu đòi nợ khéo léo hiệu quả của các chuyên gia Phúc Tâm.
1. Nhắc khéo khi gặp mặt trực tiếp
Đối với người thân quen, bạn bè khi vay tiền ta mà ta không cho mượn thì sợ mất lòng, cho mượn xong thì lại không biết đòi kiểu gì đối với những người hay quên. Nhiều người không muốn cho bạn bè, người quen mượn tiền vì đôi khi cho mượn xong mất tiền mất luôn mối quan hệ.
Nếu bạn bè người thân mình mà quên thì nên dùng câu nhẹ nhàng, thân thiện để nhắc: “A, hôm trước đưa chị đi ăn với em hóa đơn hết bao tiền nhỉ?”; “Ê, bữa ông mua cái quần này bao nhiêu vậy, mặc có vừa không? ” Chúng ta dùng những câu nói này để nhắc người nợ về thời gian và hoàn cảnh mượn tiền. Chắc chắn họ sẽ nhớ ra là mình vẫn còn đang dây dưa một khoản tiền đối với bạn. Với những người quên thật thì họ sẽ nhanh chóng trả. Còn với những người quên giả thì họ cũng sẽ kiểu “rơi não” cho qua câu chuyện.
Hoặc có thể áp dụng theo kiểu trừ nợ, nếu hôm trước cho mượn 100k thì hôm nay giả vờ nói:”Ê bạn , cho mượn 90-100k gì đi, đang cần gấp làm ơn. Hoặc nhờ họ mua giúm card điện thoại có giá trị gần bằng. Sau khi họ đưa tiền hoặc card điện thoại thì la lên :”Ê hum bữa bạn mượn tôi 100k đó, trừ luôn nha” xong nợ nụ cười thân thiện J
2. Hẹn chính xác ngày trả nợ
Dù bất kể là cho người thân hay người ngoài vay tiền, dù có giấy tờ hay không thì cũng nên hẹn rõ ngày trả nợ. Đến đúng ngày hẹn trả nợ mà không thấy động tĩnh gì thì phải hỏi han ngay. Nếu bạn im lặng thì đối phương cũng sẽ không bao giờ lên tiếng. Hãy chủ động gọi điện, nhắn tin để “nhắc khéo” đối tượng. Ví dụ: “Dũng ơi, hôm nay tớ bận việc công ty tối mới về không gặp bạn được bạn chuyển khoản qua tài khoản này của tớ nhé Hay như: “Nay Dũng có ở A, B, C không? Tớ đang tiện đường qua đó cho tớ xin khoản tiền bữa trước bạn mượn nhé”.
3. Trình bày hoàn cảnh khó khăn với con nợ



Xem thêm: Đánh Bài Tiến Lên Đổi Thưởng W88, Tien Len Mien Nam
III. Cách đòi nợ lương sếp, công ty:
Nếu không có HĐLĐ, thì bạn vẫn có thể kiện ra tòa giải quyết tranh chấp dân sự(tòa sẽ yêu cầu công điều tra nếu thấy cần).Nếu số tiền đủ từ 4 triệu trở lên thì bạn nên đưa đơn đến công an quận huyện,nhưng phải đưa qua cấp phường xã trc rồi lấy cớ họ không giải quyết yêu cầu CAP/Xã ký chuyển lên CA quận huyện.Đứng trc nguy cơ ở tù(tội lừa đảo) hoặc sẽ phải “tốn rất nhiều tiền….”,chủ DN sẽ trả tiền cho bạn ngay.DN mà ko ký HĐLĐ với NLĐ thì sẽ bị phạt rất nặng.
Nếu bạn ký hợp đồng lao động. Doanh nghiệp lấy cớ thua lỗ khó khăn để nợ tiên lương của bạn,sau 3 tháng kể từ ngày họ nợ tháng lương đầu tiên của bạn,mà họ không trả,bạn hãy đưa “đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp”theo Điều 5 khoản 2 Luật Phá sản năm 2014,nếu doanh nghiệp nợ lương 3 tháng trở lên mà có đơn của người lao động gởi đến các cơ quan nhà nước liên quan,thì công ty đó buộc sẽ phải phá sản hoặc là trả lương cho NLĐ.Nếu họ phá sản thì NLĐ sẽ dc ưu tiên giải quyết trả lương.
Hoặc bạn có thể kiện ra tòa án để dc tòa hòa giải,nếu DN trả tiền cho bạn thì không sao,còn không tòa sẽ xử và bạn đòi dc lương.
Khi bạn làm kế toán bán hàng hay làm gì liên quan tới thu tiền,giữ tiền của DN,mà bạn bị nợ mấy tháng lương. Chẳng hạn bạn đi rút tiền ngân hàng cho DN bạn.Bạn hãy lên kế hoạch để “cấn nợ”.Bạn phải chuẩn bị một lá đơn gởi công an và một đơn gởi DN.Hãy gởi lá đơn đến CA trước một ngày(cần có người làm chứng,ghi âm ghi hình),rồi bạn đi rút tiền ngân hàng chẳng hạn,bạn cầm số tiền vừa đủ mà DN nợ bạn,đồng thời chuyển đến DN lá đơn trình bày bạn giữ lại tiền họ nợ(cần chuẩn bị kỹ và có vài người đi cùng làm chứng,có nhà báo càng tốt).DN sẽ không thể kiện bạn(những kẻ xấu rất sợ ánh sáng pháp luật) và bạn đòi dc nợ và xin nghỉ lun.Chú ý tuyệt đối ko giữ số tiền của DN để trừ nợ khi bạn chưa trình báo công an và có đơn gửi DN-có thể bạn sẽ ở tù vì tội cưỡng đoạt tài sản.
IV. Một số nguyên tắc khi cho vay:
– Trước khi cho vay:
Chọn mặt gửi vàng: đừng để lòng tốt của bạn bị lợi dụng và giúp đỡ nhầm người.
Bạn phải dư dả tiền bạc rồi mới hãy tình chuyện cho vay. Đừng chuyển gánh nặng của người khác sang vai của mình khi bản thân không thể giúp đỡ họ. Không cho vay tiền thì có thể mất lòng bạn, nhưng khi cho vay tiền vừa có thể mất tiền vừa mất luôn bạn.
– Khi cho vay:
Viết giấy nhận nợ: Người tốt là người khi bạn cho vay, họ sẽ chủ động viết giấy nhận nợ để bạn yên tâm. Nếu họ không làm việc này, bạn nên đề xuất với họ. Có một cách để không cần ghi giấy nợ mà bạn vẫn có thể lưu lại bằng chứng về việc cho vay. Đó là chuyển tiền cho vay qua tài khoản ngân hàng.
Luôn đưa ra thời hạn trả nợ: Quy định của Luật là thế này: Đối với khoản vay không kỳ hạn, bên cho vay có quyền đòi và bên vay có quyền trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời hạn hợp lý.
V. Những điều tuyệt đối không nên khi đòi nợ
1. Tuyệt đối không nên dồn con nợ đến đường cùng:
Nhiều con nợ không còn khả năng chi trả chứ không phải không muốn trả nợ cho bạn. Do đó thay vì hăm dọa ép người ta vào đường cùng. Nhiều trường hợp con nợ bị ép đến đường cùng phải nhảy cầu tự vẫn, ta vừa mất tiền vừa ảnh hưởng đến danh dự. Do đó nếu con nợ không còn khả năng trả nợ chúng ta nên giữ thái độ nhẹ nhàng, từ từ nói chuyện thương lượng để tìm phương án giải quyết ví dụ như: cho con nợ đi làm ăn để có tiền thanh toán nợ theo tháng.
Xem thêm: Các Cách Trị Ợ Chua Tại Nhà, 10 Mẹo Chữa Ợ Hơi Hiệu Nghiệm Tức Thời
2. Tuyệt đối không được bắt người trái phép, thu giữ phương tiện đồ dùng của con nợ:
Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể bị phạt tù lên đến 7 năm. Do đó hàng vi bắt người trái phép “chủ nợ” phải đối mặt với bản án bắt giữ người trái pháp luật. Tiền mất, họ lại gánh thêm bản án của pháp luật.