Nội dung phong cách hồ chí minh

  -  

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ văn lớp 9, bài học tác giả - tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

Bạn đang xem: Nội dung phong cách hồ chí minh

A. Nội dung tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

+ Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong nhận thức và hành động.

+ Đặt ra vấn đề trong thời kì hội nhập: Tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước ngoài và giữ gìn bản sắc dân tộc.

B. Đôi nét về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

1. Tác giả

- Tên thật: Lê Anh Trà (1927 – 1999).

- Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Phổ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông vừa nghiên cứu khoa học, vừa viết văn; có nhiều bài viết đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

“Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990.

b. Phương thức biểu đạt

Thuyết minh

c. Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh.

- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

d. Giá trị nội dung

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

e. Giá trị nghệ thuật

+ Bài viết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn thuyết minh và các yếu tố kể chuyện, bình luận.

+ Ngôn ngữ trang trọng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.

+ Sử dụng khéo léo biện pháp so sánh, nghệ thuật đối lập.

C. Sơ đồ tư duy Phong cách Hồ Chí Minh

*

D. Đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

1. Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

+ Vốn tri thức văn hoá của Bác: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Hồ Chí Minh”.

- Nghệ thuật: So sánh một cách bao quát đan xen giữa kể và bình luận để khẳng định vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng.

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.

+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga.

+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”

→ Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc.

Xem thêm: Cách Làm Dưa Mắm Dua Leo Vàng Giòn Ngon Tuyệt, Cách Làm Dưa Mắm Dưa Leo Vàng Giòn Ngon Tuyệt

+ “Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, tiếp thu mọi các đẹp, cái hay cái đẹp”

+ “Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”

⇒ “… tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại…”.

⇒ Nghệ thuật đối lập: khẳng định phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.

2. Những biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh

Thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao:

+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ…

+ Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

+ Tư trang ít ỏi: một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm.

+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước đây (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

→ Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam

⇒ Đây là phong cách sống có văn hoá thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên

- Lối sống giản dị, trong sáng mà vô cùng thanh cao, sang trọng.

- Đó là cách sống không tự đề cao, không tự đặt mình lên trên mọi thứ thông thường ở đời của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.

3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách Hồ Chí Minh là dẫn chứng sinh động về thành quả của quá trình học tập và rèn luyện không ngừng.

- Phong cách Hồ Chí Minh là minh chứng thuyết phục cho quan điểm: nên tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

- Hồ Chí Minh là nhân vật hiếm có, khiến người đọc tự hào về con người Việt, văn hóa Việt và bản sắc Việt, từ đó có ý thức học tập theo gương Bác Hồ.

E. Bài văn phân tích Phong cách Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người. Vậy, điều gì làm nên vẻ đẹp trong phong cách sống và phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh? Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vẻ đẹp cao cả và sự giản dị. “Phong cách Hồ Chí Minh” trích trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà một lần nữa cho chúng ta hiểu được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa của Người. Đây là văn bản thuộc chủ đề hội nhập với tinh hoa văn hóa thế giới và việc phát huy vẻ đẹp văn hóa dân tộc.

Trước hết, tác giả tập trung làm sáng tỏ sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất hiện đại của Hồ Chí Minh. Năm 1911: “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi”. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, "đã tiếp xúc" với nhiều nền văn hóa từ phương Đông tới phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ”. Người "đã từng sống dài ngày" ở Pháp, ở Anh. Và “Người đã làm nhiều nghề”. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên đã viết:

"Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba LêMột viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giáVà sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớGiọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi."

Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã nỗ lực học tập để nắm chắc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Người hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga. Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh. Đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Tác giả khẳng định: “có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Người "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực; “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người”. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đã làm nên "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại".

Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống vô cùng giản dị. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày.

Nơi ở và nơi làm việc của Người đơn sơ. Đó là “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc; “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”. Trong tập thơ "Theo chân Bác", nhà thơ Tố Hữu đã có những câu thơ đầy xúc động:

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh

Sự đơn sơ ấy không chỉ thể hiện qua ngôi nhà ở Làng Sen, mà còn thể hiện ở qua ngôi nhà sàn giữa Thủ đô Hà Nội:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.

Trang phục của Người cũng hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”; tư trang ít ỏi: “một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm”. Nói về sự giản dị của Người, có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong bài “Sáng tháng năm”, nhà thơ Tố Hữu viết:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Nhà thơ Thu Bồn trong bài “Gửi lòng con đến cùng cha” thì tâm tình:

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Còn nhà thơ Hải Như trong bài “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” lại thể hiện ở một góc độ khác:

Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặcChưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm

……… . .

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

Người quên Người dành hết thảy cho ta

Nét đẹp trong lối sống giản dị của Người không chỉ thể hiện qua căn nhà Người đang ở, qua trang phục và đồ dùng cá nhân mà còn thể hiện qua việc ăn uống. Tác giả Lê Anh Trà đã viết: “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Trong bài “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”, nhà thơ Việt Phương đã ghi lại vẻ đẹp giản dị, đạm bạc ấy:

“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ

Không thích nói to vả đi lại rất khẽ cả trong vườn”

Cá, rau, dưa, cà, cháo hoa… đó là những món ăn giản dị, đậm hương sắc quê nhà. Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao. Đây không phải là cách sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó; cũng có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

Trong phần cuối của trích đoạn, tác giả “bất giác” nghĩa đến “các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những thú quê thuần đức”. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và chủ tịch Hồ Chí Minh đều mang nét đẹp trong phong cách giản dị mà thanh cao. Nguyễn Trãi đạm bạc mà thanh cao trong cuộc sống:

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

(Ngôn chí 3)

Đó là cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, đạm đi với thanh. Đó là sự thanh cao trong cuộc sống trở về với tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Trãi là con người của thời Trung đại nên những gì ông tiếp thu là tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa Nho giáo, tinh hoa văn hóa phương Đông. Còn ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những tinh hoa văn hóa truyền thống và hiện đại, sự kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại từ phương Đông tới phương Tây, từ châu Á, châu Âu đến châu Phi, châu Mĩ. Về điều này, do giới hạn của mối giao lưu văn hóa thời Trung đại mà bậc đại hiền triết xưa như Nguyễn Trãi không có được. Sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết làm tôn thêm phần cao quý ở Người.

Lối sống thanh đạm của Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta suy ngẫm vể tính hiện đại, tầm cỡ thế giới và tính truyền thống, màu sắc dân tộc… Lối sống ấy là sự tích tụ những gì tinh tuý nhất của nhiều phương trời, nhiều thời đại, nhiều phong cách. Tác giả Lê Anh Trà khẳng định: "đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Xem thêm: Cách Khai Quang Điểm Nhãn Cho Hồ Ly Mà Bạn Nên Biết Khi Đã Có Linh Vật Này

Đọc bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà, chúng ta hiểu rõ hơn những đặc điểm tạo nên nét đẹp về văn hóa, về lối sống của Người. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Càng hiểu rõ về Bác, chúng ta càng thêm tự hào, kính yêu Người, nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Trong thời kì hội nhập ngày nay, chúng ta cần tiếp thu văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.